Camera IP là gì? Những điều cần biết về IP camera

Khái niệm về camera IP

Camera IP là viết tắt của từ “Camera Internet Protocol” – thiết bị kết nối trực tiếp với mạng Ethernet hoặc Fast Ethernet, không cần sử dụng cáp đồng trục như camera analog. Điểm khác biệt của camera IP là nó được tích hợp sẵn CPU và có khả năng quản lý thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng, giúp việc giám sát và quản lý trở nên tiện lợi và linh hoạt hơn.

Đặc điểm của camera IP

Hệ thống camera IP được tích hợp với CPU nên hình ảnh và video sẽ được trình chiếu trực tiếp qua hệ thống mạng IP. Camera IP sử dụng hai loại cảm biến CMOS hoặc CCD giúp người dùng dễ dàng quan sát, điều khiển từ xa thông qua điện thoại, laptop,…

Về kiểu dáng, camera IP được thiết kế cải tiến gọn nhẹ và hiện đại để dễ dàng lắp đặt ở mọi vị trí khác nhau, bao gồm các dạng mái vòm, đầu đạn, ngụy trang, dạng hộp,…

Ưu và nhược điểm camera IP

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của camera IP:

Ưu điểm của camera IP

Camera IP nổi bật trên thị trường nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

– Hệ thống phần cứng hiện đại:Camera IP loại bỏ những phần cứng cũ của dòng camera truyền thống như: màn hình CCTV, đầu thu, thiết bị chuyển mạch,… Tất cả được thay thế bằng phần mềm NVR mạnh mẽ, giúp xử lý đa tác vụ tốt hơn, lưu trữ gọn gàng và dễ dàng quản lý qua mạng.

– Độ phân giải hình ảnh cao: Camera IP ghi nhận, xử lý hình ảnh nhanh chóng và chính xác. Thiết bị sử dụng chuyển đổi dữ liệu video từ dạng tín hiệu thông thường sang dạng tín hiệu số (digital), đảm bảo hình ảnh, video đạt chất lượng cao, rõ nét và sống động.

– Quan sát thuận tiện từ xa: Công nghệ IP cho phép người dùng theo dõi video giám sát từ bất kỳ địa điểm nào. Mỗi Camera IP hoạt động như một thiết bị mạng độc lập với địa chỉ IP riêng, giúp người dùng dễ dàng truy cập từ mạng nội bộ hoặc qua Internet.

– Lắp đặt thuận tiện: Camera IP được cải tiến thiết kế nên có cấu trúc gọn gàng, lắp đặt thuận tiện từ trong nhà đến ngoài trời.

Nhược điểm của camera IP

– Tốn nhiều băng thông: Camera IP yêu cầu dữ liệu đường truyền Internet cao và ổn định. Vì vậy, thiết bị này tiêu tốn lượng băng thông nhiều hơn so với camera truyền thống.

– Vấn đề bảo mật: Dữ liệu được truyền qua mạng Internet nên hệ thống lưu trữ của camera IP dễ bị tấn công qua mạng, đánh cắp thông tin. Dù vậy, vấn đề này đã được khắc phục ở một số camera IP hiện nay như camera của Viettel. Sở hữu dịch vụ lưu trữ Cloud với hệ thống máy chủ và trung tâm dữ liệu đặt tại Việt Nam, camera của Viettel tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, đảm bảo an toàn dữ liệu, tránh rủi ro mất mát do hư hỏng hoặc mất cắp thẻ nhớ, đầu ghi.